Dùng hàm VLOOKUP để tìm kiếm dữ liệu thì các bạn đã rất quen thuộc rồi. Tuy nhiên chúng ta có thể dùng VLOOKUP để lọc dữ liệu trùng nhau giữa 2 sheet nữa đó. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết trong bài học Excel dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Lọc dữ liệu trùng nhau từ 2 sheet trong excel

Các lọc dữ liệu trùng nhau bằng hàm VLOOKUP

Cú pháp hàm và đề bài ví dụ

Hàm VLOOKUP trong Excel có công thức như sau:

=VLOOKUP(Lookup_value,Table_array,Col_index_num,Range_lookup)Trong đó bao gồm các thành phần là:

lookup_value: Giá trị cần tìm kiếm (nằm ở cột đầu tiên trong table_array)table_array: Vùng bảng tìm kiếm (không bao gồm tiêu đề)col_index_num: Số thứ tự của cột chứa kết quả cần tìm trong table_array (là giá trị số)range_lookup: Phương thức tìm kiếm (không bắt buộc)

TRUE = 1 = Approximate match: Tìm kiếm không chính xác, theo khoảng được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn (mặc định)

FALSE = 0 = Exact match: Tìm kiếm chính xác theo lookup_value

Để hiểu được cách dùng hàm VLOOKUP lọc dữ liệu trùng nhau thì trước hết các bạn hãy xem bảng dữ liệu của chúng mình với 2 sheet như sau:

*
*

Yêu cầu là chúng ta phải tìm được những người có tên ở cả 2 sheet.

Cách thực hiện chi tiết

Bước 1: Chọn vào ô đầu tiên của cột Đánh giá trong sheet bên trái rồi vào thẻ Formulas => chọn mục Insert Function.

*

Bước 2: Trong hộp thoại Insert Function, các bạn chọn vào mũi tên chỉ xuống ở mục Or select a category rồi kéo xuống tìm tùy chọn Lookup & Reference bởi vì hàm VLOOKUP thuộc nhóm các hàm tìm kiếm trong Excel.

Sau đó các bạn sẽ thấy một loạt các hàm tìm kiếm hiện ra ở khu vực Select a function, chỉ cần kéo xuống cuối là tìm được hàm VLOOKUP.

*

Thực tế, các bạn có thể làm cách đơn giản là nhập trực tiếp vào ô này =VLOOKUP thì hàm sẽ hiện lên phía dưới để bạn chọn. Tuy nhiên chúng mình sử dụng cách này để bạn hiểu rõ hơn về các thành phần trong công thức hàm.

*

Bước 3: Sau khi thấy hộp thoại Function Arguments, các bạn sẽ tiến hành nhập các vùng dữ liệu theo tên thành phần trong cấu trúc hàm. Cụ thể như sau:

lookup_value: Nhập đầu tên chứa tên trong sheet bên trái. Đối với bảng tỉnh của chúng mình thì đó là ô C3.
*
table_array: Chọn toàn bộ phần dữ liệu mà bạn muốn dùng hàm VLOOKUP để lọc trùng với sheet bên trái ở sheet bên phải. Trong bảng tính của chúng mình sẽ là vùng dữ liệu C2:E12.
*
col_index_num: Nhập vị trí của cột mà bạn muốn trả về nếu hàm VLOOKUP tìm thấy dữ liệu trùng nhau giữa 2 sheet. Ở trong bảng tính ví dụ của chúng mình thì nó sẽ là cột đầu tiên nên nhập số là 1.
*
range_lookup: Nhập số không để tìm kiến giá trị chính xác. Cuối cùng bấm OK để hoàn thành công thức hàm.
*

Nếu các bạn dùng cách nhập trực tiếp công thức vào ô tính thì công thức của bước này là:

Bước 4: Các bạn bấm vào ô vuông màu xanh nhỏ màu xanh ở góc dưới bên phải ô C3 của sheet bên trái rồi kéo xuống hết bảng để copy công thức.

Sau đó các bán sẽ thấy kết quả trả về là hiện tên những người trùng nhau giữa sheet bên trái và sheet bên phải. Ô nào không tìm thấy nên người trùng nhau thì sẽ hiển thị lỗi #N/A báo hiệu việc không tìm thấy dữ liệu.

*

Bước 5: Từ bước này sẽ là bước tùy chọn nếu các bạn muốn loại bỏ lỗi #N/A và thêm một cột để đánh dấu những người có và không có tên ở cả 2 sheet.

Trước hết, để loại bỏ lỗi #N/A thì chúng ta sẽ lồng hàm IF và hàm ISNA vào công thức VLOOKUP ban đầu. Các bạn tạo một cột kiểm tra trùng nhau ở sheet bên trái rồi nhập công thức sau vào ô đầu tiên (ngoại trừ tiêu đề) của cột đó như sau
L

=IF(ISNA(VLOOKUP(Sheet1!C3,Sheet2!$C$2:$E$12,1,0)),"Không","Trùng")

*
Trong hình ảnh trên các bạn có thể thấy sau khi lồng thêm hàm IF và hàm ISNA thì dòng có chứa tên người không trùng nhau giữa 2 sheet không còn hiển thị lỗi #N/A nữa. Bây giờ bạn chỉ cần copy xuống các ô phía dưới là chúng ta đã thu được kết quả. Bạn có thể tô màu cho ô không trùng nhau để dễ nhận diện hơn.

*

Bước 6: Xóa cột đánh giá đi, chỉ giữa lại cột kiểm tra trùng nhau là kết quả chúng ta thu được ở bước 5. Đây là thao tác để giúp bảng tính của bạn gọn gàng và đẹp hơn. Kết quả cuối cùng mà chúng ta thu được như sau:

*

Kết luận

Qua bài viết này, các bạn đã biết thêm được một ứng dụng của hàm VLOOKUP trong ứng dụng tin học văn phòng Excel.

Khi tìm kiếm những giá trị trùng nhau trong 1 bảng tính củafile excel chúng ta sử dụng công cụ Highlight Duplicate Values để bôi đậm các giá trị trùng nhau. Nhưng côngcụ này không thể xử lý nếu chúng ta tìm giá trị trùng lặp ở 2 sheet khác nhau.Để giải quyết điều này chúng ta có thể sử dụng linh hoạt một vài hàm như
VLOOKUP, IF, ISNA.

Đầu tiên chúng ta sử dụng hàm VLOOKUP để tìm kiếm giá trịtrùng lặp nhau trong 2 sheet

Ví dụ bạn có bản danh sách nhân viên và đoàn viên năm 2018,và bạn cần kiểm tra dữ liệu của hai bản và lọc ra giá trị trùng nhau.

Ban đầu file excel có 2 sheet như hình

*

Bước 1:Chỉ chuột vào ôB3, nhấn chuộtvào biểu tượngfxở ô công cụ.

*

Bước 2:Cửa sổInsert Funtionhiệnra. Gõ tên công thức VLOOKUP ở ôSearch for a funtion(1)=>nhấn chuột nútGo(2)để tìm kiếm => nhấn nútOK(3).

*

Bước 3:Cửa sổFuntion Argumenthiệnra.

MụcLookup_value(giá trị tìm kiếm): Nhấp chuột vào Sheet nhân viên, chọn ôA3.MụcTable_array(bảng tham chiếu): Nhấp chuột vào Sheet đoàn viên, quét bảngA3:A10. => Nhấn phím F4 để cố định bảng tham chiếu. (Chú ý đặt thêm dấu $ trước mỗi phần tử của địa chỉ bảng)Col_index_num(cột tam chiếu): Gõ số 1.Range_lookup:Gõ số 0 để tìm kiếm chính xác.Nhấn nútOK.
*

Bước 4:Sao chép (copy) công thức cho các ô cònlại trong cột.

Với những ô không có dữ liệu trùng, kết quả trả về lỗi#N/A.

*

Kết hợp hàm IF, ISNA

Trong cộtDữ liệu từ Sheet đoàn viên,dữ liệulà#N/Asẽ là những ô không bị trùng, vậy bạn bạn sử dụnghàmISNAđể kiểm tra giá trị lỗi#N/AvàhàmIFđể kiểm tra điều kiện, nếu kết quả là N/A sẽ trả là“Không”, nếu không phải là N/A sẽ trả kết quả là “Trùng”.

Ở ô C3 bạn gõ công thức:=IF(ISNA(B3),”Không”,”Trùng”).Và sao chép công thức cho toàn bộ ô trong cột C.

Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Hàm Nội Suy Trong Excel, Tạo Hàm Nội Suy Bằng Chart Trong Excel

Bạn có kết quả như sau:

*

Giờ đây bạn dùng công cụFilterđể lọc rathông tin trùng nhau giữa 2 sheet với nhau.


Taggedexcelkế toán

Điều hướng bài viết


Previous Post Previous post: Hạch Toán Kế Toán Nhà Hàng